Không chỉ cháy nắng, phơi nắng Hè nhiều còn gây hại khủng khiếp hơn bạn tưởng

Bạn đã biết hết tác hại của ánh nắng mặt trời?

Phơi nắng tự nhiên: Lợi và hại thế nào?

Tự làm kem chống nắng bảo vệ da, ngăn ngừa lão hóa

4 cách bảo vệ con khỏi ánh nắng mặt trời

Vì sao kem chống nắng có thể giúp bạn ngăn ngừa ung thư da?

Tại sao bạn vẫn nên thoa kem chống nắng trong mùa Đông?

Dưới đây là một số hậu quả của việc phơi nắng quá nhiều mà không có các biện pháp bảo vệ:

Cháy nắng

Đây là tác hại phổ biến nhất khi bạn tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời. Các triệu chứng của cháy nắng bao gồm mẩn đỏ, sưng, rát hoặc đau và rộp da.

Tổn thương mắt

Tiếp xúc lâu dài với tia cực tím/tia UV từ ánh nắng mặt trời có thể làm hỏng võng mạc. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bệnh về mắt như đục thủy tinh thể.

Lão hóa da

Phơi nắng quá lâu chính là nguyên nhân chủ yếu khiến da bị lão hóa nhanh chóng. Nó làm da nhăn nheo, kém săn chắc, xuất hiện nám, mụn trứng cá và nhiều vấn đề về da khác.

Thay đổi trên da

Tàn nhang, nốt ruồi và những thay đổi khác trên da có thể là những tác dụng phụ của việc phơi nắng quá mức.

Sốc nhiệt

Sốc nhiệt còn được gọi là say nắng. Đây là một điều kiện sức khỏe xảy ra khi quá trình điều chỉnh nhiệt độ tự nhiên của cơ thể hoạt động không đúng cách, đó là do nhiệt độ môi trường quá nóng hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu. Khi đó, cơ thể trở nên nóng quá sức chịu đựng, dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng cho não, cơ và có thể gây tử vong.

Ung thư da

Các tia cực tím từ ánh nắng mặt trời là nhân tố phổ biến gây ung thư da. Dựa theo các nghiên cứu của Trung tâm Y tế Mount Sinai (Mỹ), cứ 5 ngày thì có 1 người bị ung thư da, 75% trong số các bệnh nhân ung thư da đã tử vong.

Để bảo vệ bản thân khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, bạn nên lưu ý những quy tắc an toàn sau:

- Đối với người khỏe mạnh, nên phơi nắng vừa phải (2 - 4 lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng từ 15 - 30 phút).

- Nên tắm nắng vào 7h - 9h sáng (mùa Đông) hoặc 6h30 - 7h30 sáng (mùa Hè).

- Không nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10h sáng đến 3h chiều vì những tia cực tím thời điểm này rất mạnh. Nếu buộc phải ra ngoài trời vào thời điểm này, hãy sử dụng kem chống nắng, mặc quần áo dài sáng màu, đội mũ vành rộng, che ô, đeo kính râm...

- Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm và đề nghị bác sỹ chẩn đoán tình trạng da của bạn.

- Uống nhiều nước (ưu tiên nước lọc, các loại trà), ăn thực phẩm mọng nước (dưa hấu, cam, quả mọng, dưa chuột...), tránh các đồ uống có cồn...

- Kiểm tra một số loại thuốc điều trị bệnh có thể tăng khả năng nhạy cảm với nắng hoặc thay đổi khả năng đối phó với nhiệt độ cao, bao gồm: Thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc kháng histamine, thuốc lợi tiểu...

- Những đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi tác hại của ánh nắng mặt trời: Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người cao tuổi, người mắc các bệnh mạn tính và những người làm việc ngoài trời nhiều...

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp